Sodium lauryl sulfate là gì và có công dụng ra sao?
Trong công thức mỹ phẩm, sodium lauryl sulfate giữ vai trò là chất tẩy rửa và làm sạch bề mặt, loại bỏ các chất dư thừa trên da rất hiệu quả. Vậy sodium lauryl sulfate là chất gì, công dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng DMG Chemical tìm hiểu về ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Sodium lauryl sulfate là gì?
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là chất tẩy rửa, chất làm đặc và chất nhũ hóa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thành phần SLS trong hàng loạt sản phẩm tẩy rửa gia đình. ác sản phẩm vệ sinh cá nhân (như kem đánh răng), chăm sóc tóc và các sản phẩm chăm sóc da. Chất này được sử dụng để pha trộn. Ổn định hỗn hợp mỹ phẩm và được sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó tốt cho làn da của bạn. Mặc dù có những tuyên bố không có căn cứ trên internet rằng SLS có thể gây ra sự rối loạn hormone và có thể là ung thư. Tuy nhiên, không có khoa học hợp lệ nào chứng minh điều này.
Sodium lauryl sulfate có công dụng gì?
Nhờ tính năng làm sạch, vệ sinh, kháng khuẩn, hóa chất SLS thường kết hợp với các anionic. Giúp làm sạch tuyệt đối bụi bẩn và bã nhờn thừa trên da. Đặc biệt, nó được biết đến nhiều nhất với tên gọi là chất tạo bọt SLS. Khả năng tạo bọt khi tiếp xúc với nước và tính chất làm sạch nên SLS được dùng sản xuất sữa rửa mặt, sữa tắm,…Không chỉ với tác dụng làm sạch, nó còn giúp tạo độ ẩm. Loại bỏ các bã nhờn trong sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Ngoài ra, Sodium Lauryl Sulfate còn xuất hiện trong hàng loạt sản phẩm tẩy rửa gia đình như kem đánh răng. Hoặc trong sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da. Chất này được sử dụng trong dầu gội từ những năm 1930. Đây là lựa chọn thay thế xà bông nhờ tạo được nhiều bọt. Mang những vết bẩn bám trên tóc do dầu và dễ dàng được rửa sạch bằng nước.
- Sản phẩm cho tóc: Dầu gội đầu, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm, dược liệu trị da đầu…
- Sản phẩm cho da: Các loại kem dưỡng, thoa tay, mặt nạ. Kem chống ngứa, kích ứng và kem chống nắng…
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Kem đánh răng, thuốc tẩy trắng răng, nước súc miệng, kem cạo râu. Dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt. Chất tẩy tế bào chết, xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm và muối tắm…
- Gia dụng: Xà bông rửa chén, bột giặt, chất tẩy vết bẩn, keo vải
Sodium Lauryl Sulfate có độc không?
Thành phần Sodium Lauryl Sulfate đảm bảo an toàn cho các đối tượng sử dụng với hoạt tính làm sạch bề mặt. Hợp chất này đã được thông qua sự thẩm định của nhiều chuyên gia. Quý khách nên đọc kĩ thành phần trước khi sử dụng, hỏi thăm ý kiến bác sĩ về tình trạng cá nhân trước. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào cho thấy hợp chất này gây ung thư và hại sức khỏe. Nếu được sử dụng ở mức độ thích hợp. Các nhà nghiên cứu và thí nghiệm SLS cho thấy chất này hoàn toàn lành tính và an toàn.
Một số tin đồn cho rằng SLS gây kích ứng cho da. Tuy nhiên, mức độ kích ứng tuỳ thuộc vào nồng độ của SLS trong các sản phẩm, thời gian tiếp xúc, và độ tinh khiết. Thực tế, đối với da nhạy cảm nên cẩn thận sử dụng hợp chất này. Vì vậy một điều quan trọng khi sử dụng sản phẩm là phải đọc kỹ và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Tính an toàn của SLS
Để chứng minh độ an toàn, cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) miễn các yêu cầu về việc giảm nồng độ SLS trong các thành phần của các chất rửa thực phẩm. Quy định về hàm lượng tối đa của Sodium lauryl sulfate được dùng là nồng độ tối đa là 350ppm (phần triệu).
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bổ sung trực tiếp chất SLS vào trong các thành phần phụ gia có trong thực phẩm. Hơn nữa, chất này được cấp phép làm phụ gia gián tiếp, là một chất phủ trên bề mặt thực phẩm.
Thẩm định Liên Minh Châu Âu EU cho phép sử dụng SLS trong thành phần mỹ phẩm. Hoặc trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân và có bán hợp pháp bên nước họ. Hội đồng chuyên gia về các thành phần mỹ phẩm (CIR) đã nghiên cứu vào năm 1983. Kết quả là SLS an toàn khi sử dụng như một thành phần làm sạch có trong mỹ phẩm. Nó an toàn trong thời gian sử dụng ngắn, không liên tục. Vào năm 2002 một lần nữa Hiệp hội CIR khẳng định nồng độ sử dụng SLS không vượt quá 2%, vì sẽ gây kích ứng.
Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu Sodium lauryl sulfate là gì? Và bạn đừng quên theo dõi DMG Chemical để cập nhật các sản phẩm chất lượng được ra mắt trong thời gian sắp tới nhé!