Khám phá hóa chất có trong viên rửa bát có an toàn không?
Viên rửa bát và các chất tẩy rửa của máy rửa bát không bao giờ an toàn vì bên trong chúng là nhiều loại hóa chất được sử dụng để làm sạch bát đĩa của bạn. Chúng mang tính kiềm cao vì chứa muối kiềm ăn mòn, có thể gây bỏng hóa chất. Ngoài muối kiềm, viên rửa bát còn có một số hóa chất khác nên bạn cần phải hiểu chúng có hại như thế nào để biết cách quản lý chúng.
1. Thành phần
Về cơ bản thì viên rửa bát được tạo thành từ các hóa chất để làm sạch, loại bỏ độ cứng của nước, chất tẩy trắng, các enzyme (để phân hủy tinh bột và thực phẩm protein).
Một số thành phần có trong viên rửa bát được Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phân loại là độc hại hoặc gây khó chịu:
– Natri cacbonat: độc nếu ăn phải hoặc hít phải và là chất gây kích ứng da và mắt
– Natri silicat: độc nếu ăn phải và ăn mòn da và mắt
– Natri percarbonate: gây khó chịu cho mắt
– Rượu ethoxylate: hầu hết là chất độc nếu nuốt phải và có thể gây kích ứng da và mắt.
– Các enzym (ví dụ như amylase, protease và subtilisin): hầu hết các enzym trong chất tẩy rửa máy rửa bát không nguy hiểm nếu nuốt phải, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu hít phải và có thể gây kích ứng da và mắt.
Riêng lớp bao bọc của viên rửa bát được làm từ rượu polyvinyl tan trong nước được cho là một chất không độc hại.
2. Các trường hợp gây mất an toàn và cách xử lý.
Những hóa chất có trong viên rửa bát có thể gây ra tác hại với sức khỏe nếu bát đĩa của bạn không được rửa sạch hoàn toàn.
Viên rửa bát có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ em và vật nuôi nên bạn cần lưu ý luôn để chúng tránh xa tầm tay của trẻ em.
Chất tẩy rửa trong máy rửa bát có thể gây hại cho bạn theo cách dưới đây và bạn cần biết phải làm gì trong mỗi trường hợp để giảm thiểu tác hại của hóa chất.
Tiếp xúc với da.
Viên rửa bát có một lớp bọc bên ngoài bằng Polyvinyl tan trong nước được cho là một chất không độc hại nên được coi là an toàn khi cầm trên tay (lúc khô). Trong trường hợp bị bẻ đôi, vỡ vụn hoặc tan lớp bảo vệ thì hóa chất có thể tiếp xúc với da. Khi đó bạn cần ngay lập tức rửa sạch vùng da bị tiếp xúc với nhiều nước, không để dính trên da vì hóa chất có tính kiềm cao có thể ăn mòn da, gây bỏng da.
Khi bị nuốt phải.
Viên rửa bát có hình dạng viên nén trẻ em có thể nhầm với đồ ăn. Với bất cứ lý do gì mà người hay vật nuôi nuốt phải chất tẩy rửa của máy rửa bát thì bạn phải coi đó là một trường hợp rất nghiêm trọng.
Việc cần làm đầu tiên là tìm cách lấy hết chất tẩy rửa còn sót lại trong miệng, súc rửa miệng thật kỹ sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Vào mắt.
Nếu bạn vô tình chạm tay có dính chất tẩy rửa của viên rửa bát vào mắt hoặc bị chất tẩy rửa dính vào mắt theo bất cứ cách nào đó thì hãy rửa với nước sạch trong ít nhất 10 phút với nước sạch ở nhiệt độ môi trường. Chú ý Không sử dụng nước lạnh hoặc nước nóng.
Nếu thấy có những dấu hiệu khác thường với mắt hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
3. Đảm bảo an toàn khi dùng viên rửa bát.
Giữ viên rửa bát và chất trợ rửa ở nơi có khóa.
Bạn nên để chất tẩy rửa máy rửa bát và các chất tẩy rửa khác nếu có ở xa tầm tay của trẻ em, tốt nhất là để ở nhưng nơi cao và có khóa.
Chỉ cho chất tẩy rửa vào máy rửa bát khi sẵn sàng rửa.
Chỉ cho viên rửa bát và các chất trợ rửa vào máy rửa bát khi bạn bắt đầu tiến hành công việc. Hãy lau sạch bình đựng và đóng chặt cửa để trẻ em không chạm vào và luôn đảm bảo không có hóa chất bên trong khi máy khi bát không hoạt động.
Đậy nắp bao bì của hóa chất ngay sau khi lấy đủ.
Bao bì của các hóa chất dùng cho máy rửa bát thường được thiết kế an toàn cho trẻ em, tuy nhiên chúng vẫn có thể tìm cách để mở được. Việc đóng nắp ngay sau khi dùng có thể hạn chế nguy cơ trẻ em tiếp xúc với hóa chất của viên rửa bát.
Mẹo an toàn khi dùng viên rửa bát và chất trợ rửa.
Một số mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tác hại của các chất tẩy rửa này trên máy rửa bát.
– Chỉ cho viên rửa bát và chất tẩy rửa vào hộp đựng của máy rửa bát khi bạn sẵn sàng cho máy hoạt động.
– Trong mọi trường hơp kể cả khi bao bì được thiết kế chống trẻ em mở, bạn vẫn phải đảm bảo các hóa chất này ở những vị trí mà trẻ em không thể với tới.
– Sau khi đã rửa xong bát đĩa, hãy đảm bảo rằng ngăn đựng hóa chất được lau sạch, đóng nắp và đóng cửa máy rửa bát.
– Kiểm tra các cảnh báo trên bao bì. Những sản phẩm có độ pH cao sẽ có cảnh báo “gây bỏng da và cổ họng”. Chất tẩy rửa ít kiềm hơn được dán nhãn là chất “gây kích ứng”.
– Trong trường hợp máy rửa bát của bạn bị trục trặc khi chưa hoàn thành chu trình rửa, hãy rửa lại bằng tay thật kỹ để đảm bảo không còn sót lại các hóa chất.
Như đã nói ở phần đầu, viên rửa bát chứa khá nhiều hóa chất để đảm bảo cho bát đĩa của bạn được sạch sẽ nhưng đổi lại chúng có thể gây độc hại với con người nếu không sử dụng đúng cách. Vì sự an toàn của bản thân và con cái của bạn, hãy lưu tâm đến những điều DMG Chemical đề cập trên để tránh khỏi tác hại của những thứ có trong viên rửa bát gây ra.