Cách dùng nước xả vải đúng cách để quần áo giữ hương thơm bền lâu
Rất nhiều chị em thắc mắc tại sao đã dùng nước xả vải mà quần áo giặt xong vẫn không có mùi thơm. Hãy cùng DMG Chemical tìm hiểu cách sử dụng nước xả vải đúng cách nhé.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu công dụng của nước xả vải đối với quần áo. Nước xả vải có dạng lỏng hơi sệt, đặc hơn nước giặt thông thường và có nhiều màu sắc, trắng, hồng, xanh… tùy theo các thành phần hương thơm được chiết xuất.
Nhờ nước xả vải, áo quần của bạn đỡ mau sờn rách. Đối với các chất liệu mềm như len, sợi vải dễ rối vào nhau theo thời gian. Nước xả vải giúp làm trơn từng sợi, giữ lại độ đàn hồi tự nhiên của vải, giúp cho áo quần bền lâu như mới. Không chỉ có thế, nước xả vải giúp áo quần mềm mại hơn, nhẹ nhàng và dễ mặc hơn.
Một công dụng cực kì hữu ích của nước xả vải mà không phải ai cũng biết đó là nước xả vải giúp khử tĩnh điện trên quần áo, giúp cho quần áo không bị dính vào người vào mùa đông. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm nước xả vải sẽ đáp ứng được với những yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng như dòng 1 lần xả, dòng tinh dầu thơm, cho da nhạy cảm, có loại dành riêng cho da bé,…Vậy sử dụng nước xả vải như thế nào để quần áo mềm mại, lưu hương và không lãng phí.
1. Ngâm nước xả vải đúng cách
Nước xả vải hoạt động theo cách sử dụng những hạt ion mang điện tích âm hút những chất có trong bột giặt, nước giặt mang điện tích dương. Do đó bột giặt, nước giặt sẽ nhanh chóng được tách ra khỏi quần áo của bạn. Để an toàn nhất, bạn chỉ nên ngâm nước xả vải chỉ trong thời gian khoảng 10-15 phút. Đây là thời gian an toàn đủ để làm sạch bột giặt và không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
2. Không dùng quá nhiều hoặc quá ít nước xả
Khá nhiều người quan niệm rằng cho càng nhiều nước xả vải thì quần áo càng thơm. Quan niệm đó là chưa đúng.
Bạn cho quá nhiều nước xả sẽ gây lãng phí, làm gia tăng lượng dầu gây hại cho máy khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Còn nếu cho quá ít thì không đủ làm cho quần áo mềm mại và thơm lâu. Nên sử dụng lượng nước xả vừa đủ với lượng quần áo, bạn có thể ước lượng dựa vào vạch chia trên nắp hộp xả vải.
3. Đổ nước xả vào vào đầu quy trình giặt ở khay đựng chuyên dụng trên máy
Bạn nên đổ nước xả vào đúng khay đựng nước xả chuyên dụng, tuyệt đối không đổ trực tiếp lên quần áo. Việc đổ trực tiếp nước xả vào quần áo sẽ làm quần áo dễ bị loang màu, không được phân bổ đều trong lồng giặt, hoặc bạn phải canh tới giờ để xả quần áo, trong khi chỉ cần đổ nước xả vào đúng khay đựng, máy giặt sẽ thay bạn làm tất cả điều đó, bạn không cần phải canh đúng giờ
4. Nên phơi quần áo đã ngâm nước xả ra ngoài nắng
Quần áo đã được ngâm nước xả vải thì cần được phơi ở ngoài nắng. Ánh nắng có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn nấm mốc phát triển. Không nên để quần áo đã ngâm ở trong điều kiện ẩm ướt lâu, thiếu nắng vì như thế sẽ tạo điều kiện cho các nấm mốc không tốt sinh sôi phát triển, quần áo có mùi hôi đi ngược với công dụng của nước xả vải.
5. Chỉ nên xả một lần cho nước xả một lần xả
Đối với các loại nước xả có ghi công dụng một lần xả, thì bạn cũng chỉ cần xả một lần là có thể an tâm sử dụng quần áo. Vì những nước xả đó đều đã trải qua thử nghiệm lâm sàng của bệnh viện Da Liễu Trung Ương là không gây kích ứng da. Nên bạn có thể an tâm tiếp tục sử dụng nước xả vải một lần xả, để tiết kiệm thời gian và công sức giặt giũ.
⛔️ Tác hại khi sử dụng nước xả vải không đúng cách.
Dùng nước xả vải không đúng cách kéo theo nhiều “bệnh” cho máy giặt của bạn. Đồng thời, không chỉ sử dụng nước xả sao cho thật đúng cách, bạn còn cần phải thường xuyên vệ sinh cho khay đựng nước xả và lồng máy giặt để ngăn chặn sự sinh sôi của nấm mốc, vi khuẩn.
- Chất làm mềm vải có trong nước xả sẽ để lại dầu, silicon. Nếu sử dụng quá nhiều nước xả chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại đến sức khỏe. Cụ thể là các bệnh về viêm da, dị ứng và còn là môi trường cho các bệnh khác phát triển.
- Dùng nhiều nước xả, lượng dầu bám lại ở ống thoát nước sẽ rất lớn. Chúng giữ lại bụi bẩn từ quần áo, khiến ống thoát và bộ lọc của máy bị hạn chế vì cặn bám , nước bị dồn ứ và tắc lại. Ảnh hưởng không nhỏ đến “sức khỏe” máy giặt và còn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
- Dùng nhiều nước xả còn làm máy phải làm việc hết công suất để giũ sạch các chất này. Do đó, hệ thống cảm ứng điều tiết số vòng quay lồng giặt tăng lên, gây tốn điện, nước và giảm tuổi thọ máy.
Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.