Bí kíp chống rung máy giặt hiệu quả ít người biết
Máy giặt rung và tạo nên tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt mà còn có thể gây hại cho thiết bị trong thời gian dài. Do vậy, người dùng cần tìm cách chống rung máy giặt để bảo vệ máy. DMG Chemical sẽ đưa ra những biện pháp đơn giản mà hiệu quả để giảm rung và tiếng ồn của máy giặt.
1. Tại sao máy giặt bị rung lắc khi hoạt động?
Máy giặt bị rung lắc khi hoạt động có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể gặp phải:
- Đặt máy giặt ở vị trí không ổn định
- Máy giặt quá tải trọng
- Bộ thụt giảm xóc hỏng
- Áo quần bị dồn về một phía
- Bạc đạn (ổ bi) hỏng hoặc ba chạc gãy
Việc kiểm tra và xử lý sớm các vấn đề này sẽ giúp giảm rung lắc và duy trì hiệu suất ổn định của máy giặt.
2. Cách chống rung cho máy giặt
Chống rung cho máy giặt là một vấn đề quan trọng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của máy. Dưới đây là một số cách hiệu quả để giảm rung cho máy giặt:
2.1. Lựa chọn vị trí phù hợp đặt máy giặt
Nếu máy giặt trong nhà bạn gặp vấn đề do phần cơ bên trong máy bị lệch do nguyên nhân đặt máy không cân bằng, bạn có thể điều chỉnh lại vị trí đặt máy giặt. Hãy đặt máy trên một mặt phẳng thoáng đãng và ổn định. Điều này giúp máy được cân bằng, tránh khỏi tình trạng lệch và tạo điều kiện hoạt động thuận lợi hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chân đế cân bằng hoặc thảm chống rung để giải quyết tình trạng này.
Sử dụng chân đế cân bằng
Theo thiết kế của nhà sản xuất, chân đế của máy giặt có thể điều chỉnh. Bạn nên cố định máy giặt tại một vị trí phù hợp, lựa chọn những nơi bằng phẳng và có nền chắc chắn. Sau đó, điều chỉnh 4 chân máy để đảm bảo sự thăng bằng, bạn có thể làm điều này bằng cách vặn chân máy ra hoặc vào cho đến khi đạt được sự ổn định mong muốn.
Sử dụng thảm chống rung
Thảm chống rung là một giải pháp hiệu quả mà nhiều gia đình lựa chọn. Chất liệu cao su giúp tăng độ bám và ma sát, không chỉ làm tăng chiều cao gầm máy mà còn giảm rung lắc. Do vậy, thàm chống rung giúp máy giặt hoạt động ổn định hơn.
2.2. Chia đồ đều trong lồng giặt
Một trong những nguyên nhân khiến máy giặt bị rung thường là do việc chất lượng đồ giặt không được phân bố đều trong lồng giặt. Quần áo bị dồn về một phía, tạo thành cục hay quá tải trọng, gây tình trạng phân bố không đồng đều trong lồng giặt. Lệch lồng giặt có thể tạo ra tình trạng cọ xát vào thành máy giặt, gây tiếng kêu và rung lắc mạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện các bước sau:
– Chia đồ đều: Trước khi đặt quần áo vào máy, hãy đảm bảo phân chia đều, tránh việc chồng lên nhau hoặc tập trung về một phía.
– Bỏ từng cái một: Hãy bỏ từng món đồ một cách cẩn thận và đều đặn vào lồng giặt. Tránh chất đồ giặt bị chèn, dồn lên nhau, giúp tránh tình trạng quá tải và đảm bảo sự cân bằng trong quá trình giặt.
– Lựa chọn chế độ giặt phù hợp: Sử dụng chế độ giặt phù hợp với loại đồ giặt và trọng lượng, điều này giúp máy giặt hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.
Bằng cách này, bạn có thể giảm thiểu tình trạng rung lắc không mong muốn và đảm bảo cho máy giặt hoạt động hiệu quả.
2.3. Thực hiện kiểm tra và vệ sinh máy giặt định kỳ
Máy giặt, sau một thời gian sử dụng, có thể xuất hiện những vấn đề như tiếng kêu ồn, rung lắc mạnh trong quá trình giặt. Để ngăn chặn tình trạng này và bảo quản máy giặt của bạn, việc kiểm tra và vệ sinh định kỳ là rất quan trọng. Dưới đây là những bước bạn có thể thực hiện:
Làm sạch bộ lọc
Thường xuyên kiểm tra và làm sạch bộ lọc máy giặt. Sau 2-3 tháng sử dụng, cặn bột giặt và bụi bẩn có thể tích tụ trong bộ lọc, tạo ra tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước.
Vệ sinh bộ lọc giúp tránh tình trạng máy giặt bị rung lắc, hư hại, và cải thiện hiệu suất làm việc của máy.
Kiểm tra ống thoát nước
Thường xuyên kiểm tra ống thoát nước của máy giặt. Nếu ống bị nghẽn, hãy làm sạch hoặc thay mới để đảm bảo dòng nước thoát ra mạnh mẽ và không bị trở ngại.
Kiểm tra ống thoát cũng là một biện pháp chống rung máy giặt hiệu quả. Nước thoát không đều có thể làm máy giặt rung lắc mạnh.
Bảo dưỡng định kỳ
Thực hiện các bước bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ cho máy giặt hoạt động ổn định và tránh tình trạng hỏng hóc không mong muốn.
Bằng cách này, bạn không chỉ giữ cho máy giặt hoạt động mạnh mẽ mà còn đảm bảo sự bền bỉ và hiệu suất cao trong thời gian dài.
2.4. Sử dụng chân chống đế rung giảm chấn
Một trong những biện pháp hiệu quả để chống rung máy giặt là sử dụng chân chống đế rung. Chân chống được làm từ lõi nhựa PP, mang lại độ cứng và độ bền cao. Chất liệu này giúp chân đế chống rung giữ cho máy giặt ổn định và an toàn.
Thiết kế chân đế rung bằng cao su giúp ôm sát mặt nền, tăng cường khả năng cố định vị trí của máy giặt. Người dùng sẽ cảm nhận được chân đế làm giảm hiệu quả độ rung, trượt và tiếng ồn trong quá trình hoạt động.
Các chân đế rung giúp máy giặt không trượt chảy khi hoạt động, đồng thời giảm tiếng ồn cho môi trường xung quanh. Khi máy giặt được đặt cao hơn bằng cách sử dụng chân chống, bạn sẽ dễ dàng vệ sinh khu vực gầm máy mà không cần phải cúi xuống nhiều.
2.5. Không để máy giặt bị quá tải
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rung lắc máy giặt là quá tải. Kiểm tra và nắm rõ trọng lượng tải mà máy giặt có thể chịu được. Thông tin này thường được ghi rõ trong tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc trên máy giặt.
Khi giặt, hãy phân chia đồ thành nhiều lần giặt nhỏ thay vì đặt quá nhiều quần áo vào cùng một lần. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải, bảo vệ linh kiện và gia tăng hiệu suất giặt.
Hạn chế giặt những vật dụng quá nặng hoặc có cấu trúc khó giặt như thảm, chăn, gối lớn trong cùng một lần giặt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ quy tắc về trọng lượng tải để bảo vệ máy giặt khỏi tình trạng quá tải không mong muốn.
Những biện pháp đơn giản trên không chỉ mang lại hiệu suất tốt hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa trong tương lai. Hãy áp dụng để trải nghiệm quá trình giặt đồ một cách êm dịu và hiệu quả.