Làm gì khi hít phải nước tẩy bồn cầu? Lời khuyên từ chuyên gia y tế
Sau khi đăng tải câu hỏi “Tôi phải làm gì khi hít phải nước tẩy rửa bồn cầu?” lên Quora, trang web hỏi đáp nổi tiếng toàn cầu, một thành viên ẩn danh đã nhận về hàng trăm lượt phản hồi, tranh luận sôi nổi. Chỉ từ một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản, đã tạo nên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ.
Và nhìn nhận một cách khách quan, qua đó, chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều người chưa ý thức được mối nguy hiểm tiềm tàng của các loại nước tẩy rửa bồn cầu hóa học cũng như cách giải quyết khi chẳng may hít phải. Không để bạn đọc phải chờ đợi lâu hơn nữa, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên chính xác nhất và hiệu quả nhất dành cho bạn. Cùng DMG Chemical tìm hiểu ngay nhé!
Mối nguy hiểm tiềm tàng khi hít phải nước tẩy rửa bồn cầu
Trên thị trường có đa dạng các loại nước tẩy rửa bồn cầu khác nhau với hàng loạt các lời quảng cáo hấp dẫn, tuyên bố loại bỏ vết bẩn trong nháy mắt và giúp cho phòng tắm của bạn luôn “sạch bong kin kít”. Thật là hấp dẫn phải không nào? Làm sao mà chúng ta có thể cưỡng lại sự tiện lợi của một loại dung dịch làm sạch triệt để mà không phải oằn lưng ra kỳ cọ mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng có thực sự an toàn với sức khỏe con người hay không lại là một câu hỏi lớn. Đâu phải tự nhiên mà lượng tìm kiếm từ khóa “làm gì khi hít phải nước tẩy bồn cầu?” luôn tăng trưởng đều và không có dấu hiệu hạ nhiệt cơ chứ.
Thực tế, các hóa chất được sử dụng trong nước tẩy rửa bồn cầu chủ yếu là axit clohydric và clo, với đặc tính nổi bật là khả năng ăn mòn và siêu độc hại. Chính vì vậy, nếu hít một lượng lớn nước tẩy rửa bồn cầu cùng một lúc, chúng có thể đốt cháy đường hô hấp và da của bạn, triệu chứng cay mắt và kích thích hen suyễn là hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, nếu nuốt phải thì có thể gây ra nôn mửa, phù phổi và thậm chí là hôn mê, nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, không phải tự nhiên mà trên nhãn dán của các sản phẩm này đều có khuyến cáo tránh xa tầm tay trẻ nhỏ và những hướng dẫn kỹ lưỡng, yêu cầu lưu ý khi sử dụng.
Làm gì khi hít phải nước tẩy rửa bồn cầu – Lời khuyên từ bác sĩ y tế Krish Tangella
Bác sĩ y tế Krish Tangella, nhà nghiên cứu bệnh học lâm sàng, giám đốc y tế của nhiều phòng thí nghiệm trong một bài chia sẻ của mình đã đưa ra lời khuyên cho những ai đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ”làm gì khi hít phải nước tẩy rửa bồn cầu”.
Đầu tiên, chúng ta nên mở cửa sổ phòng tắm, để các khí độc bay ra bên ngoài, tránh hít thêm vào phổi và gây ra tình trạng ngộ độc. Ngồi ở nơi thoáng khí, theo dõi bản thân, nếu gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây thì cần phải nhờ đến sự can thiệp của y bác sĩ.
Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc chất tẩy rửa bồn cầu
- Nóng rát nghiêm trọng và cảm giác đau ở cổ họng, mắt, mũi hoặc tai;
- Gặp khó khăn về hô hấp, chuyển sang trạng thái thở khò khè;
- Cảm giác đau đầu, buồn nôn, bụng đau dữ dội;
- Huyết áp giảm đột ngột, mất thị lực và co giật;
- Suy sụp và rơi vào trạng thái hôn mê sâu.
Hướng dẫn chi tiết các sơ cứu khi bị ngộ độc chất tẩy rửa bồn cầu
- Di chuyển ngay đến trung tâm y tế gần nhất;
- Cung cấp tình trạng sức khỏe, độ tuổi, cân nặng cũng như quá trình sử dụng nước tẩy rửa bồn cầu;
- Có thể sử dụng nước để rửa mũi, da, mắt,.. những nơi tiếp xúc trực tiếp với nước tẩy rửa trong ít nhất 15 phút;
- Luôn cố gắng nhờ người hỗ trợ mang theo loại chất tẩy rửa bồn cầu đến trụ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ chữa trị hiệu quả.
Nắm chắc 5 lưu ý quan trọng khi sử dụng nước tẩy rửa bồn cầu để tránh nguy hại cho sức khỏe
Để tránh gặp phải những tác động tiêu cực đến sức khỏe trong quá trình sử dụng nước tẩy rửa bồn cầu, hãy thực hiện đúng những lưu ý quan trọng sau đây:
- Luôn thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của bất kỳ sản phẩm hóa chất gia dụng nào, không chỉ riêng nước tẩy rửa bồn cầu;
- Giữ các sản phẩm hóa chất độc hại/nước tẩy rửa bồn cầu tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ;
- Sử dụng trang phục bảo hộ thích hợp khi sử dụng các loại hóa chất này (đeo khẩu trang, găng tay chuyên dụng);
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp các loại nước tẩy rửa bồn cầu với các hoạt chất tẩy rửa khác, có thể gây ra phản ứng hóa học mạnh, gây ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe con người;
- Lựa chọn các thương hiệu nước tẩy rửa uy tín, quy trình sản xuất nghiêm ngặt với định lượng và nồng độ an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Thực hiện đúng theo 5 lưu ý quan trọng trên đây, chắc chắn bạn sẽ không phải tìm kiếm thông tin “làm gì khi hít phải nước tẩy rửa bồn cầu” cũng như lo lắng về những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt quá trình sử dụng.
Một số lựa chọn an toàn, hiệu quả khác thay thế nước tẩy rửa bồn cầu hóa học
Những nguy hiểm tiềm tàng của các loại nước tẩy rửa bồn cầu hóa học khiến nhiều người lo ngại và không muốn tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, việc vệ sinh và làm sạch bồn cầu cũng để đảm bảo an toàn vệ sinh trong suốt quá trình sử dụng cũng hết sức cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số phương án thay thế hiệu quả không kém nước tẩy rửa bồn cầu hóa học mà vẫn đảm bảo an toàn và thân thiện với sức khỏe con người.
Tự chế nước tẩy rửa bồn cầu không độc hại tại nhà
Để tự chế nước tẩy rửa bồn cầu từ những nguyên liệu an toàn không độc hại, đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 cốc baking soda, ¼ cốc axit citric (axit hữu cơ), 1 thìa xà phòng dạng lỏng, 30 giọt tinh dầu và 1 bình xịt. Trộn tất cả các hỗn hợp trên vào một cái bát, cho vào bình xịt và sử dụng như một loại nước tẩy rửa thông thường.
Sử dụng loại nước tẩy rửa có nguồn gốc từ thiên nhiên
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất chất tẩy rửa. Thị trường cạnh tranh khiến cho các sản phẩm phải liên tục đổi mới và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đó chính là lý do khiến cho các loại chất tẩy rửa thân thiện với môi trường được ra đời hàng loạt.
Ưu điểm chung của những loại này là không gây bào mòn hệ ống nước, thân thiện hơn với môi trường và đặc biệt là an toàn hơn với sức khỏe người dùng. Hãy lựa chọn những loại nước tẩy rửa bồn cầu hữu cơ, tự nhiên và thân thiện để giữ cho phòng tắm luôn sạch sẽ và thơm tho mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như độ bền của các thiết bị vệ sinh trong phòng tắm.
Lời Kết
Trong bài viết trên đây, đội ngũ chuyên gia của DMG Chemical đã giải đáp chi tiết thắc mắc “làm gì khi hít phải nước tẩy bồn cầu”. Đặc biệt, chúng tôi cũng nêu ra các giải pháp thay thế hữu ích cho người sử dụng về sau này. Đừng bỏ qua những bài viết chia sẻ kiến thức hữu ích về hướng dẫn sử dụng cũng như mẹo khắc phục khi sử dụng thiết bị vệ sinh phòng tắm được cập nhập liên tục tại website https://dmgchemical.vn/ nhé.